Trần Xuân Soạn
- Chiều dài: 636 m
- Lộ giới: 21 m
- Cấp đường: IV
- Điểm đầu, điểm cuối: Đường Phạm Ngọc Thạch, Đường Phan Bội Châu
Ông sinh năm 1905, quê tại Phú Lâm, Chợ Lớn (nay thuộc Quận 6, TP.Hồ Chí Minh). Thuở nhỏ ông du học tại Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về Sài Gòn dạy tư tại các trường trung học. Thời gian này, ông là cộng tác viên của các báo viết bằng tiếng Pháp như La Lutte, Đồng Nai. Năm 1937, ông cùng Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Tạo đắc cử vào Hội đồng Quản hạt của báo La Lutte. Từ khi đắc cử, có tiếng nói công khai trong Hội đồng Quản Hạt, nhóm của ông đã gây được tiếng vang trong sinh hoạt chính trị và báo chí ở Sài Gòn. Năm 1939, nhân một số bài báo của ông đăng trên báo La Lutte, ông bị Pháp bắt giam. Năm 1944, ông mới được trả tự do nhưng vẫn bị cưỡng bức lưu trú ở Cần Thơ. Đầu năm 1945, ông cư ngụ ở Sài Gòn và vẫn làm nghề báo chí. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia trong các tổ chức chống Pháp. Đến năm 1946, ông bị ám sát tại Sài Gòn. (Trích từ Ngân hàng tên dùng để đặt tên đường của tỉnh Bình Phước)
____________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tran Xuan Soan
- Length: 636 m
- Width: 21 m
- Road level: IV
- Starting point, ending point: Pham Ngoc Thach Street, Phan Boi Chau Street
He was born in 1905. His hometown is Phu Lam, Cho Lon (now in District 6, Ho Chi Minh City). As a child, he studied in France. After graduating from university, he returned to Saigon to teach privately at high schools. During this time, he was a collaborator of French-language newspapers such as La Lutte and Dong Nai. In 1937, he and Ta Thu Thau, Phan Van Hum, and Nguyen Van Tao were elected to the District Council of La Lutte newspaper. Since his election, he had a public voice on the Board of Trustees. His group resonated in political and journalistic activities in Saigon. In 1939, because of some of his articles published in La Lutte newspaper, he was arrested by France. In 1944, he was just released but was still forced to stay in Can Tho. In early 1945, he lived in Saigon and still worked as a journalist. After the successful August Revolution, he participated in anti-French organizations. In 1946, he was assassinated in Saigon. (Excerpt from "Bank of names used to name roads of Binh Phuoc Province”)
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________