Dương Bá Trạc
- Chiều dài: 322 m
- Lộ giới: 18 m
- Cấp đường: IV
- Điểm đầu, điểm cuối: Đường 26 Tháng 12; Đường Trương Cách Mạng Tháng Tám
Ông sinh năm 1884, quê làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; hiệu là Tuyết Huy. Năm 1990 (16 tuổi), ông đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan. Suốt đời ông chỉ lo việc nước, gặp nhiều gian khổ nhưng vẫn không nản chí. Năm 1904, ông cùng Phan Châu Trinh vào mật khu Yên Thế bàn việc nước với Hoàng Hoa Thám, sau đó cùng các đồng chí đảm nhiệm giảng dạy ở Trường Đông Kinh nghĩa thục (Hà Nội). Năm 1908, ông bị giặc Pháp bắt và bị kết án 15 năm biệt xứ đày ra Côn Đảo. Khi tham gia phong trào Duy Tân, ông cùng Phạm Tư Trực, Lương Trúc Đàm, Lê Đại, Võ Hoành... trong ban soạn sách giáo khoa. Pháp nhiều lần mua chuộc bổ làm Tri huyện nhưng ông vẫn khẳng khái từ chối. Khi quân Nhật vào Đông Dương, ông bị quân đội Nhật bắt đưa sang Singapore ngày 29-10-1943. Đến năm 1944, ông bị bệnh và mất. Những tác phẩm ông để lại: Tiếng gọi đàn (văn), Nét mực tình (thơ),Chữ Nho học lấy... (Trích từ Ngân hàng tên dùng để đặt tên đường của tỉnh Bình Phước)
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________
Duong Ba Trac
- Length: 322 m
- Width: 18 m
- Road level: IV
- Starting point, end point: 26 Thang 12 Street, Cach Mang Thang Tam Street
He was born in 1884. His hometown is Phu Thi Village, Khoai Chau District, Hung Yen Province. His title was Tuyet Huy. In 1990 (16 years old), he gained a bachelor's degree but he did not become an official. Throughout his life, he only cared about saving the country. He faced many hardships but he still did not give up. In 1904, he and Phan Chau Trinh entered the Yen The secret area to discuss national salvation with Hoang Hoa Tham. After that, he and his comrades undertook teaching at Dong Kinh Nghia Thuc School (Hanoi). In 1908, he was captured by the French invaders and sentenced to 15 years of exile to Con Dao. When he joined the Duy Tan movement, he and Pham Tu Truc, Luong Truc Dam, Le Dai, Vo Hoanh... were the textbook editors. France repeatedly bribed him. They promised to appoint him as a president of a district but he still firmly refused. When the Japanese army entered Indochina, he was captured by the Japanese army and taken to Singapore on October 29, 1943. In 1944, he became ill and died. The works he left behind: (Tieng goi dan) The Call to Flock (literature), Net Muc Tinh (The ink of love) (poetry), Chu Nho Hoc Lay (Self-taugh Confucian Letters) etc. (Excerpt from "Bank of names used to name roads of Binh Phuoc Province”)
________________________________________________________________________________________________________________________________________